Sự thật tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc là chính sách nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, được cụ thể hoá bằng pháp luật và bảo đảm trên thực tế.
Nhiều năm qua các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Tây Nguyên nói chung , trên địa bàn huyện Krông Năng nói riêng đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, đa dạng của đông đảo quần chúng nhân dân và có những đóng góp tích cực, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương .
Tuy nhiên Từ sau vụ việc xảy ra ngày 11/6/2023 tại huyện Cư Kuin, một số hội nhóm, cá nhân người Việt lưu vong thông qua các trang mạng thường xuyên đăng tin, bài kích động khủng bố, phá hoại, gây rối ANTT, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo. Việc làm trên của các hội nhóm, cá nhân đã bị người dân Việt Nam lên án.
Hơn ai hết, đồng bào các tôn giáo Việt Nam hiểu rất rõ rằng, “Tổ quốc có độc lập, tôn giáo mới tự do”. Đạo và đời ngày càng gắn bó, “Tốt đời đẹp đạo” là mục tiêu và cũng là đạo lý của tất cả các tôn giáo ở Việt Nam. Vì vậy có thể khẳng định rằng quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam luôn được đảm bảo. Điều này được thể trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 (có hiệu lực năm 2018).
Một trong những điểm sinh hoạt đạo công giáo trên địa bàn huyện KrôngNăng
Cùng với tiến trình đổi mới đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực: Niềm tin tôn giáo được củng cố, số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo không ngừng gia tăng; nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra với quy mô lớn hơn trước, thu hút đông đảo tín đồ và người dân tham dự; các tổ chức tôn giáo được công nhận xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn hóa truyền thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc... Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, đa dạng của đông đảo quần chúng nhân dân và có những đóng góp tích cực đối với đời sống xã hội.
Hiện nay tại các buôn, làng ở Tây Nguyên nói chung , trên địa bàn huyện Krông Năng nói riêng cũng hòa chung với tiến trình đổi mới đất nước, trước sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước, đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của bà còn từng bước được cải thiện, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bà con các dân tộc nơi đây luôn đoàn kết chan hòa giữa những người theo đạo và những người không theo đạo và giữa các tôn giáo với nhau. Họ sống tốt đời đẹp đạo cùng nhau xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu đẹp.
T/h : Đoàn Thắng