Thứ bảy , ngày 12 tháng 07 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 16/08/2023

Chương trình Compact Krông Năng giúp người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm trong sản xuất bền vững 

Chương trình Sản xuất kết hợp với Bảo tồn nguồn tài nguyên và an sinh xã hội - còn gọi là “Chương trình Compact Krông Năng”do tổ chức sáng kiến thương mại bền vững IDH phát triển và hỗ trợ, đồng tài trợ công ty JDE, cùng với sự tham gia của các công ty cà phê, hồ tiêu, trái cây và chính quyền địa phương được triển khai tại huyện Krông Năng. Đây là một tiếp cận mới trong phát triển nông nghiệp bền vững nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

Krông năng là địa phương có điều kiện tự nhiên khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng, tổng diện tích đất nông nghiệp là 51.041 ha, trong đó cây cà phê, macca, hồ tiêu, sầu riêng…, được xem là những cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Năm 2019 với sự hỗ trợ của tổ chức IDH huyện Krông Năng triển khai thí đểm Chương trình sản xuất kết hợp với Bảo tồn tài nguyên và An sinh xã hội, nhằm cân bằng giữa kinh tế - An sinh xã hội và Bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chương trình được thực hiện trong hai giai đoạn, giai đoạn I từ năm 2019-2020 và giai đoạn II từ năm 2021-2025, Với qui mô ban đầu là 5.200ha với sự tham gia của 4.000 nông hộ tại 3 xã: Ea Tân, Ea Toh, Dliêya. 

Giai đoạn II từ 2021-2025 Chương trình được triển khai đồng bộ trên quy mô 12 xã/thị trấn huyện Krông Năng, với diện tích 23.132 ha cà phê, ha hồ tiêu và ha cây ăn quả các loại, Chương trình thực hiện theo hợp tác công tư (PPP); Sau hơn hai năm triển khai, với sự tham gia tích cực của các bên và người dân Chương trình đã đạt được những kết quả ban đầu rất đáng ghi nhận, như: Tổ chức tập huấn cho 31.860 lượt nông dân tham gia, (trong đó phụ nữ tham gia chiếm 35%), với các chủ đề sản xuất bền vững, sản xuất có trách nhiệm, bảo tồn đất, bảo tồn nguồn nước, quản lý thảm phủ, trồng cây chắn gió, xen canh...; hỗ trợ một phần cây cà phê giống tái canh và người dân tự tái canh 637 ha; và 40.659 cây giống trồng xen các loại; hỗ trợ thành lập và nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất cho 5 HTX; 6 đội dịch vụ nông nghiệp (SDM), xây dựng 35 mô hình quản lý thảm phủ; 5 mô hình tưới nước tiết kiệm...

Đặc biệt Chương trình đã giúp bà con nông dân thay đổi cách nghĩ, cách làm theo truyền thống, “Từ làm sạch cỏ sang để cỏ/quản lý thảm phủ, giúp chống sói mòn đất, giữ độ ẩm đất, giảm nước tưới” mà điển hình là hộ anh Trần Văn Thảo tại Buôn Ea Bi xã Đliê Ya, anh Thảo có 6,7 ha cà phê trồng năm 1998; Sau khi tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cà phê bền vững/cà phê cảnh quan từ Chương trình Compact, anh Thảo đã áp dụng những kiến thức học được vào vườn cà phê của gia đình và đã mang lại kết quả rất tốt giúp giảm chi phí nước tưới, giảm phân bón và sức khỏe vườn cây được cải thiện; anh Thảo chia sẻ “Trước đây bà con nông dân chúng tôi quan niệm và cho rằng không làm sạch cỏ thì cỏ sẽ ăn/cạnh tranh dinh dưỡng/phân bón của cây cà phê, và không làm sạch cỏ cũng được cho là nông dân không chăm chỉ”, theo anh Thảo “Để cỏ/quản lý thảm phủ sẽ giúp đất không bị rửa trôi, sói mòn trong mùa mưa; Dữ ẩm trong mùa khô hạn, giúp giảm đáng kể lượng nước tưới; Mỗi đợt cắt cỏ sẽ để lại một lượng lớn hữu cơ cho đất, giúp hệ vinh sinh vật đất phát triển đặc biệt là các chủng vi sinh vật có lợi; giúp cây trồng phát triển khỏe hơn, giảm sử dụng thuốc BVTV”. Từ khi áp dụng biện pháp quản lý cỏ dại/thảm phủ, gia đình anh Thảo đã tiết kiệm được khoảng 30% chi phí, gồm: nước tưới, phân bón và thuốc BVTV hàng năm. 

Anh Thảo mong muốn Chương trình cần được giới thiệu rộng rãi hơn nữa, không chỉ dừng lại trên địa bàn xã Đliê Ya, huyện Krông Năng, mà cần giới thiệu rộng ra các vùng khác trên địa bàn tỉnh DakLak, để bà con nông dân biết đến và áp dụng vào sản xuất giúp giảm chi phí sản xuất và bảo vệ môi trường.

Việc triển khai Chương trình sản xuất kết hợp với Bảo tồn nguồn tài nguyên và An sinh xã hội, không chỉ thay đổi thói quen canh tác lâu nay của bà con nông dân mà còn giúp ổn định năng suất, giảm chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm nâng vị thế/thương hiệu sản phẩm nông sản của Việt trên thị trường quốc tế.

 Một số hình ảnh vườn cà phê của hộ anh Thảo 

IMG_20230814_081106

Toàn cảnh vườn cà phê hộ anh Thảo áp dụng tiếp cận cảnh quan

IMG_20230814_083704

Anh Thảo dùng máy cắt cỏ thay cho việc làm sạch cỏ trước đây 

IMG_20230814_081054

Vườn cà phê cho sản lượng ổn định hơn từ khi anh Thảo áp dụng kiến thức về sản xuất bền vững, sản xuất có trách nhiệm qua các lớp tập huấn của Chương trình theo tiếp cận cảnh quan vào vườn cây của gia đình

                                                  T/h: Thanh Xuân - Xuân Thái

 

 

 

 

 

 

 

Lấy link copy
In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang