Thứ bảy , ngày 12 tháng 07 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 21/10/2024

HUYỆN KRÔNG NĂNG: TRIỂN KHAI QUY ĐỊNH KHÔNG GÂY MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EUDR )

Nhằm triển khai các giải pháp thích ứng với Quy định không gây mất rừng và suy thoái rừng của Liên Minh Châu Âu (EUDR) theo Quyết định số 2220/QĐ-UBND, ngày 01/11/2023 của UBND tỉnh Đăk Lăk. Mục đích là thúc đẩy người sản xuất và người tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm nghiệp tích cực góp phần vào việc ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng, qua đó hạn chế tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu. 

Quy định chống phá rừng của Liên minh Châu Âu là cấm nhập khẩu các sản phẩm và hàng hóa có nguồn gốc gây mất rừng, suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020. Cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ là những ngành hàng chủ lực của Việt Nam bị ảnh hưởng khi Quy định chống phá rừng chính thức áp dụng từ tháng 01/2025. 

 Trước quy định nêu trên, Ngày 19/4/2024, Thường trực Huyện ủy ban hành công văn số 700-CV/HU, V/v triển khai các giải pháp thích ứng với Quy định không gây mất rừng của Liên Minh Châu Âu trên địa bàn huyện Krông Năng; Ngày 23/4/2024, UBND huyện Kroong Năng đã ban hành văn bản số 789/UBND-NNNT, V/v triển khai thu thập dữ liệu nông hộ đáp ứng Quy định không gây mất rừng của Liên Minh Châu Âu về hoạt động thích ứng với quy định không gây mất rừng trên địa bàn huyện

Để thực hiện văn bản của UBND huyện; Phòng NN&PTNT phối hợp với Tổ chức Sáng kiến Thương Mại Bền Vững IDH, các công ty xuất khẩu, doanh nghiệp thu mua cà phê, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tiến hành hoạt động khảo sát – xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin vùng sản xuất. Mục đích của hoạt động khảo sát này nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu vùng sản xuất, phục vụ cho công tác quản lý, định hướng phát triển ngành nông nghiệp, xây dựng mã vùng trồng và đáp ứng yêu cầu của thị trường Châu Âu. Theo đó, nội dung khảo sát gồm: 

 Cập nhật thông tin diện tích và địa chỉ của các vườn cây (đặc biệt các vườn trồng cà phê, sầu riêng, hồ tiêu và bơ) ; Cập nhận họ và tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ vườn và người canh tác ; Cập nhật thông tin diện tích, sản lượng và độ tuổi cây trồng ; Các đại diện UBND xã, thị trấn, thôn, buôn  sẽ phát mẫu biểu và hướng dẫn các nông hộ chuẩn bị và điền thông tin cần khảo sát. Các khảo sát viên sẽ phỏng vấn, trao đổi với các nông hộ để xác định thửa đất và nhập thông tin vào hệ thống dữ liệu do Phòng NN&PTNT xây dựng. Đề nghị bà con phối hợp với cán bộ thôn, xã và các khảo sát viên để cung cấp thông tin vườn cây một cách kịp thời, chính xác nhằm bảo đảm việc khảo sát được tiến hành hiệu quả.

Tiếp tục tăng cường hơn nữa hoạt động tuyên truyền tới cán bộ quản lý các cấp, các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình, hiểu về sản xuất bền vững, sản xuất có trách nhiệm; về Quy định của Châu Âu; 

Các đơn vị chức năng liên quan cần phối hợp chặt chẽ với địa phương/Phòng NN&PTNT, UBND các xã, thị trấn triển khai có hiệu quả các mục tiêu Chương trình, hoàn thành các nội điều tra, khảo sát, thu thập, tổng hợp dự liệu nông hộ đáp ứng với quy định không gây mất rừng của Liên Minh Châu Âu./

                                                                T/H: Đình Tình

Lấy link copy
In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang