Thứ bảy , ngày 12 tháng 07 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 09/11/2023

Huyện Krông Năng kết nối tiêu thụ nông sản chủ lực của địa phương

Sáng 9/11, UBND huyện Krông Năng tổ chức Hội nghị "Liên kết sản xuất - kết nối tiêu thụ nông sản huyện năm 2023". Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với huyện Krông Năng nhằm kết nối, hình thành nên chuỗi liên kết, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, thế mạnh của địa phương. 

Tham dự hội nghị, về phía tỉnh có: Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Trần Trung Hiển; Phó Giám đốc Sở Công thương Huỳnh Ngọc Dương; đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

236A5166

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Mỹ phát biểu tại hội nghị.

Về phía huyện, có: Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thị Thu An; Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Mỹ; Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Sơn; Phó Chủ tịch HĐND huyện Trần Văn Ngọc; đại diện lãnh đạo các xã, thị trấn, các phòng, ban, các tổ chức chính trị - xã hội; đại diện nhà tài trợ tổ chức IDH, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 (Simexco Đắk Lắk); đại diện các doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản và các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất trên địa bàn huyện. 

236A5023

Đại biểu dự hội nghị.

Huyện Krông Năng có diện tích tự nhiên 61.461 ha; trong đó, có khoảng 36.700 ha đất đỏ bazan  (chiếm gần 60% diện tích tự nhiên), phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, sầu riêng, mắc ca, hồ tiêu. Ngoài ra, các loại đất khác cũng thích hợp với nhiều loại cây ăn quả như: vải thiều, bơ, cam, quýt, chanh dây và các loại cây ngắn ngày như: mía, vải, đậu các loại, ngô, lúa nước… 

236A5043

Đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương.

Theo đánh giá của UBND huyện, tiềm năng của huyện rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và cho xuất khẩu. Bên cạnh đó huyện đã hình thành nhiều vùng nông nghiệp sản xuất có chất lượng, sản xuất cà phê sạch....Đặc biệt từ khi triển khai chương trình sản xuất kết hợp với bảo tồn tài nguyên và An sinh xã hội còn gọi là (Compact Krông Năng) đã làm thay đổi nhận thức của người dân hướng đến sản xuất bền vững, sản xuất có trách nhiệm với sự hỗ trợ của tổ chức IDH và công ty JDE được triển khai trên 12 xã, thị trấn với diện tích gần 24.000 ha.

Bên cạnh thuận lợi đó, trong thời gian qua vẫn còn nhiều hộ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún (không sản xuất theo tiêu chuẩn - không liên kết sản xuất); người dân chưa thực sự quan tâm tìm hiểu thông tin thị trường (cung - cầu của thị trường) mà vẫn sản xuất theo tâm lý đám đông (thấy giá cao thì trồng theo), mà hệ lụy, rủi ro là “cung” vượt “cầu” và chất lượng sản phẩm kém, không đáp ứng yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp mới dừng lại ở khâu sản xuất, chế biến thô, chưa có sự kết nối giữa sản xuất - chế biến - thị trường, chưa tạo được nhiều sản phẩm có khả năng tiếp cận trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu; giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp còn thấp; các doanh nghiệp chưa liên kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ để làm chủ thị trường, nhất là thị trường quốc tế.

236A5015

Đại diện Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 (Simexco Đắk Lắk) tham gia ý kiến thảo luận tại hội nghị.

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững, liên kết chuỗi của giai đoạn 2023 - 2025, huyện xác định cà phê vẫn là cây chủ lực nên tiếp tục ổn định diện tích từ 23.200 - 24.000 ha; định hướng phát triển khoảng 7.800 ha sầu riêng và khoảng 3.900 ha mắc ca. Đối với cây hồ tiêu, tiếp tục định hướng ổn định diện tích khoảng 1.400 ha hồ tiêu và khoảng 550 ha cây vải, khoảng 1.200 ha cây bơ…

Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp chia sẻ những thuận lợi, khó khăn về thị trường và nhu cầu tiêu thụ, kết nối thu mua, cũng như đề xuất những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong thời gian tới.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vũ Văn Mỹ cho rằng, để phát huy hiệu quả từ lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của địa phương đối với các sản phẩm nông sản, thì việc đánh giá và tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết sản xuất - kết nối tiêu thu nông sản, hình thành mối liên kết sản xuất theo chuỗi (gắn kết chặn chẽ) giữa nông dân, người sản xuất với doanh nghiệp kết nối thị trường là mục tiêu quan trọng cần phải được quan tâm, ưu tiên và chỉ đạo quyết liệt từ các quan quản lý các cấp. 

Chủ tịch UBND huyện khẳng định, huyện sẵn sàng chào đón các nhà tài trợ, nhà đầu tư, các doanh nghiệp đến “liên kết sản xuất - kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản cho người dân”; tạo điều kiện thuận lợi nhất và phối hợp, đồng hành cùng với các đối tác, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong suốt hành trình hướng tới nền nông nghiệp xanh và bền vững, với tinh thần cùng đóng góp, cùng chia sẻ và cùng phát triển.

236A5117

Đại diện các đơn vị ký kết biên bản ghi nhớ “Thỏa thuận hợp tác liên kết sản xuất và thu mua, tiêu thụ nông sản vùng Compact”.

Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ “Thỏa thuận hợp tác liên kết sản xuất và thu mua, tiêu thụ nông sản vùng Compact” giữa UBND huyện Krông năng, Ban Chỉ đạo Chương trình Compact (Chương trình sản xuất kết hợp với bảo tồn tài nguyên và an sinh xã hội) với các công ty: Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 (Simexco Đắk Lắk); Công Ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam; Công ty Cổ phần Sầu riêng Tây Nguyên (Sarita); Công ty Cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu.

T/h: Xuân Thái

 

Lấy link copy
In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang